MỘT SỐ CHẤT LIỆU VÀ CÁC CÔNG ĐOẠN HÌNH THÀNH TÁC PHẨM TRONG ĐIÊU KHẮC
Một số chất liệu và các công đoạn hình thành tác phẩm trong điêu khắc
MÚT XỐP LÀ GÌ?
Mút xốp (polyfoam) như chúng ta biết thường được dùng làm đệm, cách nhiệt, chống va đập sản phẩm. Nhưng hiện nay, trong lĩnh vực quảng cáo, trang trí sự kiện ngắn ngày thường sử dụng các mô hình, tượng trang trí bằng chất liệu này vì giá thành rẻ và thời gian thi công nhanh chóng. Về thời gian sản xuất thì mô hình làm bằng mút xốp có ưu thế hơn composite vì làm trực tiếp trên xốp nên không qua các công đoạn tạo mẫu đất, làm khuôn. Về giá thành thì rẻ hơn so với chất liệu đồng, thép, gỗ, đá, composite do nguyên vật liệu rẻ và thời gian thi công ngắn. Về trọng lượng sẽ nhẹ hơn tất cả các chất liệu khác.
Hai loại mút xốp phổ biến
Tạo mẫu từ chất liệu mút xốp phải qua các công đoạn cụ thể như sau :
- Đẽo, gọt, tạo hình mút xốp thô => gọt tinh
- Giáp sản phẩm.
- Làm láng bề mặt mút xốp ( bả bề mặt)
- Giáp bề mặt lần 2.
- Phủ lớp bột tạo bề mặt ( nếu cần)
- Sơn vẽ, lắp ráp phụ kiện
- Giao hàng
Tác phẩm xốp khi xong phần gọt tỉa
GỖ LÀ GÌ?
Gỗ là một dạng tồn tại vật chất có cấu tạo chủ yếu từ các thành phần cơ bản như: xenluloza (40-50%), hemixenluloza (15-25%), lignin (15-30%) và một số chất khác.
Gỗ được coi là chất liệu bền vững và chia làm hai loại; gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên.
Từ rất lâu gỗ được coi là vật liệu quan trọng và gần gũi nhất với đời sống con người, gỗ thường được dùng làm các đồ nội thất trong gia đình, đóng tầu, làm tượng và đồ trang trí ,vv... Các tác phẩm được làm từ gỗ thường có giá thành cao, bởi chi phí nguyên liệu cao, khó thi công và mất rất nhiều thời gian hoàn thiện.
Trọng lượng của các tác phảm cũng khá nặng so với xốp và nhựa composite.
Gỗ tự nhiên – Gỗ công nghiệp
Công đoạn tạo mẫu từ chất liệu gỗ cũng giống như trên mút xốp :
- Đẽo, gọt, tạo hình gỗ thô => gọt tinh
- Giáp sản phẩm.
- Làm láng bề mặt gỗ ( sơn nót)
- Giáp bề mặt lần 2.
- Sơn vẽ, lắp ráp phụ kiện
- Giao hàng.
Pho tượng phật Di lặc đã được hoàn thiện
Kim loại ( đồng, nhôm, thép,vv…) là gì?
Kim loại là nguyên tố có thể tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại .
Kim loại là một trong ba nhóm các nguyên tố được phân biệt bởi độ ion hóa và các thuộc tính liên kết của chúng, cùng với các á kim và các phi kim.
Các hình thù của kim loại là có ánh kim, dễ kéo, dễ dát mỏng và là chất dẫn điện và nhiệt tốt, trong khi đó các phi kim nói chung là dễ vỡ (đối với phi kim ở trạng thái rắn), không có ánh kim, và là chất dẫn nhiệt và điện kém.
Từ khi suất hiện kim loại thì vật liệu này đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Nó thường được dùng làm đồ trang sức, làm lòng cốt của các công trình kiến trúc hay làm đồ trang trí nội- ngoại thất cho gia đình. Nó suất hiện ở khắp mọi lơi, khắc các ngành nghề…
Kim loại k chỉ phục vụ đời sống vật chất cho con người mà nó còn phục vụ rất tốt về đời sống tinh thần- thẩm mỹ của con người.
Một số kim loại được dùng phổ biến trong nghệ thuật nhất là điêu khắc như: đồng, thép, nhôm, bạc, vàng.
Về cách tạo hình các tác phẩm điêu khắc bằng chất liệu kim loại sẽ phức tạp và công phu hơn các chất liệu khác. Giá vật liệu cao nên giá thành tác phẩm cũng rất cao.
Một số kim loại thông dụng
Tạo mẫu từ chất liệu kim loại sẽ có nhiều hình thức như: Đúc kim loại ( đúc đồng,thép, nhôm, vàng,..), gò . dập khuôn, hàn ghép hoặc sắp đặt,vv…
Ví dụ: Như đúc sẽ phải trải qua những công đoạn như:
- Tạo mẫu tác phẩm (gồm mẫu đất,nhựa,xốp hoặc gỗ….cách tạo mẫu như làm trên xốp, nhựa và gỗ)
- Khi có mẫu mới bắt đầu làm khuôn
- Lung khuôn xong mới đến công đoạn lấu kim loại- đúc
- Khi đúc xong tiến hành cắt, mài bỏ phần thừa của tác phẩm ( các đường viền khuôn và cá mối hàn)
- Làm mầu cho tác phẩm.
- Giao hàng.
Tác phẩm điêu khắc độc đáo làm từ kim loại phế thải
Của nhà điêu khắc người Mỹ “John Lopez”
NHỰA COMPOSITE
Nhựa composite còn gọi là nhựa FRP. FRP là viết tắt của tiếng Anh: Fibeglass Reinfored Plastic. FRP có nghĩa: Nhựa cốt sợi thủy tinh.
Nhựa composite khác với các loại nhựa khác như PVC, PE, PP…. bởi nhựa composite là một loại nhựa tổ hợp bao gồm 2 pha: Pha nhựa và pha chất độn. Mục đích chất độn trong nhua composite là để tăng cơ lý tính của nhựa ban đầu.
Giờ đây nhựa composite đk cùng phổ biết trong các ngành nghề công nghiệp, đóng đồ nội thất.
Đặc biệt là trong trong nghệ thuật. Chủ yếu được các nhà điêu khắc dùng để chuyển chất liệu tác phẩm của mình.
Những tấm nhựa thành phẩm – Quy trình các lớp vật liệu
Tạo mẫu từ chất liệu nhựa composite phải qua các công đoạn cụ thể như sau :
Tạo mẫu trên đất hoặc trên mút xốp thô công đoạn tạo mẫu như phần tạp mẫu xốp:
- Giáp sản phẩm.
- Làm láng bề mặt mút xốp ( bả bề mặt)
- Giáp bề mặt lần 2.
- Phủ lớp bột tạo bề mặt ( nếu cần))
- Khi có mẫu thì bắt đầu làm khuôn thạch cao
- Giáp khuôn xong đến công đoạn đúc nhựa và dập sợi thủy tinh
- Khi đúc xong tiến hành cắt, mài bỏ phần thừa của tác phẩm ( các đường viền khuôn và cá mối bả)
- Làm mầu cho tác phẩm.
- Giao hàng.
Tác phẩm thất tiên được làm từ chất liệu composite